Đó là lí do “công trình xanh” đang dần trở thành xu hướng được quan tâm nhất hiện nay, ở cả phía Chính phủ, chủ đầu tư cũng như khách hàng cuối cùng. Trong đó, yếu tố góp phần không nhỏ cấu thành nên “công trình xanh” phải kể đến các loại vật liệu “xanh”, thân thiện với môi trường, mang lại không gian sống giá trị, chất lượng cho người dùng.
Khi công trình xanh trở thành xu hướng sống mới
“Công trình xanh” là khái niệm được biết đến lần đầu tiên tại Việt Nam từ năm 2007. Đây là công trình xây dựng mà trong cả vòng đời, từ giai đoạn lựa chọn địa điểm xây dựng, thiết kế, thi công, sử dụng, vận hành cho đến sửa chữa, nâng cấp, tái sử dụng đều đạt được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu. Tại các quốc gia phát triển trên thế giới, việc xây dựng công trình xanh đang được đặc biệt chú trọng, nhằm hạn chế tối đa tác động của việc xây dựng đến sức khỏe con người và môi trường tự nhiên.
Lotte Center Hà Nội – Công trình sử dụng vật liệu tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường.
Trong khi đó tại Việt Nam, chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức lớn nhất về sự xuống cấp của môi trường sống trước sự biến đổi khí hậu đang diễn ra từng ngày. Chỉ tính riêng việc sản xuất gạch nung, “nếu đáp ứng nhu cầu 42 triệu viên gạch vào năm 2020 bằng gạch đất sét nung sẽ tiêu tốn khoảng 57-60 triệu m3 đất sét, tương đương với 2.800 - 3.000 ha đất nông nghiệp. Ứng với những con số này, chúng ta còn tiêu tốn đến gần 6 triệu tấn than và thải ra môi trường gần 17 triệu tấn khí CO2, gây nên hiệu ứng nhà kính nghiêm trọng”, theo số liệu Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng).
Đứng trước thực trạng báo động này, việc phát triển các công trình xanh trở thành vấn đề cấp thiết hàng đầu hiện nay. Những lợi ích to lớn về môi trường, kinh tế và xã hội mà công trình xanh mang lại đang ngày càng được ưa chuộng, nhờ vào các chỉ số tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu tác hại đến môi trường sống.
Vật liệu xanh – Phần hồn của mỗi công trình xanh
Trong các yếu tố cấu thành nên công trình xanh, vật liệu xanh là điểm cốt lõi trong quá trình kiến tạo và nâng cao giá trị công trình. Lựa chọn đúng vật liệu phù hợp đồng nghĩa với việc chủ đầu tư có thể tiết kiệm chi phí đáng kể, quá trình lắp đặt và sửa chữa, bảo trì sau này đều được giảm nhẹ tối đa.
Từ năm 2010, tại Việt Nam đã xuất hiện doanh nghiệp đầu tiên dấn thân vào lĩnh vực sản xuất gạch bê tông không nung, với “sứ mệnh” khắc phục những tồn tại của gạch đất sét nung truyền thống. Tận dụng phụ phẩm công nghiệp như mạt đá, tro bay, quá trình sản xuất gạch bê tông không nung Khang Minh hoàn toàn thân thiện với môi trường, không khí thải và nước thải công nghiệp; đồng thời vẫn đảm bảo những đặc tính cơ lý của gạch.
Theo đánh giá của tổ chức thẩm định được ủy quyền của Liên Hợp Quốc, mỗi năm Khang Minh trực tiếp làm giảm 29.500 tấn phát thải CO2 thông qua hoạt động sản xuất của mình. Đây là con số ấn tượng đã giúp Khang Minh trở thành đơn vị đầu tiên và duy nhất trong lĩnh vực gạch không nung tại Việt Nam nhận được chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính CERs, tính đến thời điểm hiện tại.